The moment when, 50 years ago, Neil Armstrong planted his foot on the surface of the Moon inspired awe, pride and wonder around the world. This newspaper argued that “man, from this day on, can go wheresoever in the universe his mind wills and his ingenuity contrives…to the planets, sooner rather than later, man is now certain to go.” But no. The Moon landing was an aberration, a goal achieved not as an end in itself but as a means of signalling America’s extraordinary capabilities. That point, once made, required no remaking. Only 571 people have been into orbit; and since 1972 no one has ventured much farther into space than Des Moines is from Chicago.
The next 50 years will look very different. Falling costs, new technologies, Chinese and Indian ambitions, and a new generation of entrepreneurs promise a bold era of space development. It will almost certainly involve tourism for the rich and better communications networks for all; in the long run it might involve mineral exploitation and even mass transportation. Space will become ever more like an extension of Earth—an arena for firms and private individuals, not just governments. But for this promise to be fulfilled the world needs to create a system of laws to govern the heavens—both in peacetime and, should it come to that, in war.
The development of space thus far has been focused on facilitating activity down below—mainly satellite communications for broadcasting and navigation. Now two things are changing. First, geopolitics is stoking a new push to send humans beyond the shallows of low-Earth orbit. China plans to land people on the Moon by 2035. President Donald Trump’s administration wants Americans to be back there by 2024. Falling costs make this showing off more affordable than before. Apollo cost hundreds of billions of dollars (in today’s money). Now tens of billions are the ticket price.
[ … ]
It is a mistake to promote space as a romanticised Wild West, an anarchic frontier where humanity can throw off its fetters and rediscover its destiny. For space to fulfil its promise governance is required. At a time when the world cannot agree on rules for the terrestrial trade of steel bars and soybeans that may seem like a big ask. But without it the potential of all that lies beyond Earth will at best wait another 50 years to be fulfilled. At worst space could add to Earth’s problems. | Thời khắc Neil Amstrong đặt chân lên bề mặt Mặt trăng vào 50 năm về trước đã khiến cho cả nhân loại sống trong cảm giác kinh ngạc, tự hào và hiếu kỳ. Một tờ báo đã bình luận rằng “nhân loại, kể từ hôm nay về sau, có thể đi tới bất cứ đâu trong vũ trụ nếu có đủ quyết tâm và tài trí… không sớm thì muộn, con người chắc chắn sẽ chu du khắp các hành tinh”. Nhưng không. Cuộc đổ bộ lên Mặt trăng là một sự kiện đầy bất thường, với mục đích không phải là điểm đến của chuyến hành trình mà thực chất là một phương tiện để thể hiện khả năng vượt trội của Hoa Kỳ. Sự khẳng định này, một khi đã đưa ra, thì chẳng cần phải tái lập. Cho đến nay, chỉ mới có 571 người bay vào không gian, và kể từ năm 1972 thì chưa có ai du hành vũ trụ với hành trình xa hơn khoảng cách từ Des Moines đến Chicago. Viễn cảnh 50 năm tới trông sẽ rất khác. Chi phí ngày một giảm, công nghệ ngày càng tối tân, tham vọng của Trung Quốc và Ấn Độ và sự ra đời của một thế hệ doanh nhân mới hứa hẹn sẽ mang lại một kỷ nguyên phát triển không gian đầy táo bạo. Gần như chắc chắn, kỷ nguyên này sẽ chứng kiến sự phát triển của lĩnh vực du lịch dành cho người giàu và truyền thông đa dạng, hiệu quả hơn cho cả nhân loại. Về lâu dài, đó có thể là kỷ nguyên thúc đẩy các hoạt động khai khoáng và thậm chí là vận chuyển hàng loạt. Không gian vũ trụ sẽ trở thành như một phần mở rộng của Trái đất, một sân chơi dành cho cả các cá nhân và doanh nghiệp chứ không riêng gì các chính phủ. Nhưng để phát huy được tiềm năng đó, thế giới cần phải tạo ra một hệ thống luật lệ để quản trị không gian - cả trong thời bình lẫn lúc chiến tranh. Cho đến nay, phát triển không gian đã và đang tập trung vào việc tạo điều kiện cho các hoạt động trên trái đất, chủ yếu là truyền thông vệ tinh để phát sóng và điều hướng. Hiện có hai thay đổi đang xảy ra. Đầu tiên, tình hình địa chính trị đang tạo ra một động lực mới trong việc đưa con người vượt ra khỏi giới hạn của quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Trung Quốc có kế hoạch đưa người lên Mặt trăng vào năm 2035. Chính quyền Tổng thống Donald Trump thì muốn người Mỹ quay lại đó vào năm 2024. Với việc chi phí ngày một giảm, các kế hoạch tham vọng này xem ra khả thi hơn so với trước. Nếu trước đây tàu Apollo tiêu tốn đến hàng trăm tỷ đô la (theo thời giá hiện nay) thì bây giờ chi phí cho một chuyến du hành vũ trụ là vài chục tỷ đô. [ … ] Sẽ là sai lầm nếu chúng ta cổ xúy rằng không gian vũ trụ sẽ như một miền Tây hoang dã được lãng mạn hóa, một chiến tuyến hỗn loạn nơi nhân loại có thể rũ bỏ xiềng xích để khám phá lại định mệnh của mình. Để phát huy tiềm năng của không gian thì cần phải có sự quản trị. Trong lúc thế giới còn không thể tìm được tiếng nói chung về các quy định trong mua bán thép hay đậu nành diễn ra ngay trên mặt đất thì có lẽ đó là một dấu hỏi lớn. Nhưng nếu không thực hiện được điều đó thì tốt nhất là nhân loại nên chờ thêm 50 năm nữa thì mới có thể phát huy được tiềm năng của những gì nằm bên ngoài Địa cầu. Tệ nhất là khi các hoạt động ngoài không gian có thể khiến Trái đất đối mặt thêm nhiều vấn đề. |